Đoạn cao tốc đi qua địa bàn 2 tỉnh ven biển này có tổng chiều dài 60,9km.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa ký quyết định phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình, theo phương thức PPP. Dự án này do Tập đoàn Geleximco làm nhà đầu tư.
Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Thái Bình và Nam Định có điểm đầu từ Km19+300, tại đầu cầu vượt sông Đáy thuộc xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và kết thúc tại Km80+200, tại nút giao giữa Quốc lộ 37 mới và đường ven biển, thuộc xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng. Ảnh: Báo Thái Bình |
Dự án có tổng chiều dài khoảng 60,9km, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định dài 27,6km và đoạn qua tỉnh Thái Bình dài 33,3km. Tuyến đường được thiết kế với 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,5m và vận tốc thiết kế 120km/h.
Dự án sẽ xây dựng 23 cầu trên chính tuyến, trong đó cầu dài nhất là cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình và Nam Định với chiều dài 1.115m. Dự án cũng bao gồm 4 cầu vượt ngang, 4 nút giao và hệ thống quản lý giao thông thông minh.
>> Chi tiết kế hoạch đi ngầm xuyên qua siêu sân bay Long Thành của đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án khoảng 538,44ha, bao gồm đất ở (8,91ha), đất nông nghiệp (453,85ha), đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo (0,38ha), đất sản xuất kinh doanh (2,1ha), và đất phi nông nghiệp khác (73,2ha), trong đó bao gồm đất giao thông, thủy lợi, đất nghĩa trang và đất công trình năng lượng.
Cao tốc có tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa |
Với quy mô như trên, tổng mức đầu tư cho dự án không bao gồm lãi vay là 19.149,275 tỷ đồng; tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay là 19.784,55 tỷ đồng. Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2027 và đưa vào khai thác từ năm 2028.
Nhà đầu tư sẽ được lựa chọn qua đấu thầu rộng rãi trong nước, dự kiến tổ chức trong quý IV/2024.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối các tỉnh khu vực Nam sông Hồng, Bắc miền Trung với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện và các tỉnh duyên hải vùng đồng bằng sông Hồng. Việc đầu tư tuyến cao tốc sẽ mở ra không gian phát triển mới cho vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, đồng thời giúp giảm chi phí logistics và đảm bảo an toàn giao thông.
Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ kết nối với các tuyến đường lớn như cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 10, Quốc lộ 1, Quốc lộ 21, Quốc lộ 37 mới và các trục phát triển kinh tế khác như đường trục kinh tế tỉnh Nam Định, tuyến Nam Định - Lạc Quần, tuyến Thái Bình - Cồn Vành.
Dự án cũng giúp kết nối với các sân bay quốc tế Cát Bi và Vân Đồn, các cảng biển và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tăng cường khả năng kết nối giao thông trong khu vực và giữa các địa phương duyên hải Bắc Bộ.
Trong những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai, nhà ở... và đạt được những kết quả nhất...
ỉnh Ninh Bình yêu cầu các đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh bất động sản.